Chú thích Bạch Khởi

  1. Theo Tân Đường thư, Quyển 75 hạ, "Tể tướng thế hệ biểu" thì Tây Khất Thuật, Bạch Ất Bính là con của Mạnh Minh Thị còn theo Sử ký, Quyển 5, "Tần bản kỷ" thì chép rằng Tây Khất Thuật, Bạch Ất Bính là con của quan đại phu Kiển Thúc, vì vậy thông tin gây tranh cãi ở trước được lược bỏ.
  2. Sử gia Dương Khoan cho rằng, năm 289 TCN, nước Tần chia binh hai đường, một đạo do Bạch Khởi chỉ huy tấn công quận Hà Đông, một đạo do Tư Mã Thác chỉ huy tấn công quận Hà Nội. Sử ký, Quyển 15, "Lục quốc niên biểu" ghi Tư Mã Thác tiến đánh nước Ngụy đến Chỉ, chiếm được 61 tòa thành trì. Sử ký, Quyển 72, "Nhương hầu liệt truyện" lại chép nước Tần đánh chiếm hơn 60 tòa thành trì ở quận Hà Nội. Chỉ nằm ở quận Hà Nội, dựa vào đó có thể suy ra rằng tất cả 61 thành đều do Tư Mã Thác hạ. Như vậy ghi chép trong Sử ký, Quyển 73, "Bạch Khởi, Vương Tiễn liệt truyện" là không chính xác. Thụy hổ địa Tần giản, "Biên niên kỷ" ghi lại rằng nước Tần đã chiếm được thành Bồ Phản vào cùng năm đó. Dựa vào đó, Dương Khoan suy đoán rằng Bạch Khởi đã dẫn quân đánh chiếm thành Bồ Phản. Xem Dương Khoan, Chiến Quốc sử liêu biên niên tập chứng, tr. 740.[19]
  3. Cả Sử ký, Quyển 15, "Lục quốc niên biểu" lẫn Sử ký, Quyển 43, "Triệu thế gia" đều ghi chép rằng năm 282 TCN, nước Tần đánh chiếm hai tòa thành trì nước Triệu. Tiền Mục, trong cuốn Tiên Tần chư tử hệ niên khảo biện, 142, "Công Tôn Long thuyết Triệu Huệ Văn vương yển binh khảo" cho rằng tòa thành bị chiếm đích thị là Lận Hòa Kỳ, nhưng căn cứ ghi chép trong Thụy hổ địa Tần giản, "Biên niên kỷ" rằng năm đó nước Tần công chiếm thành Tư Thị, trong hai thành chiếm được tất có một thành là Tư Thị. Dương Khoan trong cuốn Chiến Quốc sử liêu biên niên tập chứng cho rằng vào năm 282 TCN, Bạch Khởi suất quân đánh chiếm được hai thành Tư Thị và Kỳ, năm sau lại chiếm được Ly Thạch và Lận. Xem Dương Khoan, Chiến Quốc sử liêu biên niên tập chứng, tr. 823–824.[19]
  4. Sử ký, Quyển 5, "Tần bản kỷ" ghi rằng vào năm [Tần Chiêu Tương vương] thứ 27, Tư Mã Thác dẫn quân Lũng Tây, Ba Thục tiến đánh Kiềm Trung nước Sở và chiếm được. Trong thời gian đó, quận Kiềm Trung có khả năng bị nước Sở quốc chiếm lại nên đã xuất hiện loại ghi chép này. Xem Dương Khoan, Chiến Quốc sử liêu biên niên tập chứng, tr. 875.[19]
  5. Sử ký, Quyển 5, "Tần bản kỷ" ghi chép [Tần Chiêu Tương vương] năm thứ 43, Vũ An quân Bạch Khởi công Hàn, chiếm chín thành. Sử ký, Quyển 73, "Bạch Khởi, Vương Tiễn liệt truyện" ghi chép ông phá được năm thành, những có nhầm lẫn, áp dụng quan điểm của Lương Ngọc Thằng trong cuốn Sử ký chí nghi. Xem Dương Khoan, Chiến Quốc sử liêu biên niên tập chứng, tr. 158.[42]
  6. Sử ký, Quyển 73, "Bạch Khởi Vương Tiễn liệt truyện" nói về Câu thị và Lạn. Sử ký tập giải "Bạch Khởi Vương Tiễn liệt truyện" ghi chép lưỡng địa đều thuộc về quận Dĩnh Xuyên, Sử ký chính nghĩa, "Bạch Khởi Vương Tiễn liệt truyện" ghi chép Lạn không thuộc quận Dĩnh Xuyên. Cũng dựa theo Quát địa chí và Địa lý chí, khảo chứng khoảng cách cách Câu thị khoảng sáu mươi dặm về phía Đông Nam có Luân thị, thuộc quận Dĩnh Xuyên, bởi vì Lạn cùng Luân có cách phát âm gần giống nhau, nên có lẽ có nhầm lẫn. Xem Dương Khoan, Chiến Quốc sử liêu biên niên tập chứng, tr. 969.[19]
  7. Sử ký, Quyển 73, "Bạch Khởi, Vương Tiễn liệt truyện" chép người du thuyết Phạm Thư là Tô Đại, em Tô Tần. Tuy nhiên lúc này Tô Đại đã chết nên không thể là người sang du thuyết Phạm Thư được. Chiến Quốc sách, Quyển 5, Tần sách 3, "Vị ứng hầu viết quân cầm mã phục hồ" không ghi rõ ai là người đi sứ sang Tần. Xem Dương Khoan, Chiến Quốc sử liêu biên niên tập chứng, tr. 978.[19]